Ngữ pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng khi học tiếng Anh, giúp làm nền tảng để phát triển các kỹ năng. Tuy nhiên, nhiều luồng ý kiến cho rằng trong giao tiếp, ngữ pháp có thể không chắc vẫn có thể nghe tốt, nói tốt. Vậy đâu là ý kiến đúng đắn? Liệu có thể chinh phục ngữ pháp tiếng Anh cơ bản đến nâng cao trong một thời gian ngắn hay không? Đừng bỏ lỡ bài viết này để có câu trả lời.
Các Mẹo Chinh Phục Ngữ Pháp Tiếng Anh Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Để nắm vững ngữ pháp tiếng Anh cơ bản đến nâng cao không còn cách nào khác ngoài việc ra sức nỗ lực học tập. Tuy nhiên, không phải cứ học thuộc những kiến thức này là có thể giỏi mà phải có cách học hợp lý.
Sử dụng sách ngữ pháp đúng cách
Sách ngữ pháp có rất nhiều dạng, nhiều hình thức trình bày khác nhau. Có những cuốn chú trọng vào việc ghi chép lý thuyết, bạn sẽ tiếp cận được với vô số kiến thức ngữ pháp khi sử dụng dạng này. Có những cuốn chú trọng nhiều vào phần bài tập thực hành, bạn sẽ không có đủ kiến thức để làm bài tập khi sử dụng dạng này.
Một lời khuyên đúc kết cách học từ những người đã thành công là đồng thời sử dụng hai dạng sách. Có nghĩa rằng lựa chọn một loại sách bao gồm toàn bộ kiến thức ngữ pháp cơ bản. Cuốn còn lại là toàn bộ các bài tập luyện tập theo từng dạng.
Đặc biệt ghi nhớ rằng, kiến thức ngữ pháp cơ bản thì ở cuốn nào cũng sẽ chỉ bao gồm những nội dung đó. Vì vậy, hãy chỉ tập trung vào học một cuốn lý thuyết. Đừng chạy theo lời quảng cáo, giới thiệu từ nhiều người vì rất dễ khiến bạn bị chi phối và nhanh chán khi nhìn hàng loạt sách trước mắt.
Học lý thuyết song song với thực hành làm bài tập
Chỉ học lý thuyết suông rất dễ khiến bạn chán nản. Đặc biệt với tính chất khô khan của ngữ pháp thì bạn sẽ từ bỏ ngay chỉ với những trang sách đầu tiên. Mỗi khi học, hãy chọn chủ điểm kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản bạn hứng thú nhất để học.
Sau khi học xong lý thuyết, tiến hành làm bài tập ngay để củng cố kiến thức. Trong quá trình làm bài, bạn hãy thường xuyên nhẫm lại nội dung lý thuyết mình vừa học. Kết hợp cùng việc tư duy làm bài tập thì não bộ sẽ ghi nhớ vào bộ nhớ dài hạn.
Luôn chú trọng vào ngữ pháp trong quá trình thực hành kỹ năng
Giữa ngữ pháp và giao tiếp có mối quan hệ mật thiết. Có ngữ pháp mới thực hành giao tiếp tốt đồng thời tận dụng giao tiếp và kỹ năng để nắm chắc ngữ pháp. Do đó, trong quá tình luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hãy nhắc lại những kiến thức ngữ pháp liên quan có xuất hiện trong nội dung luyện tập các kỹ năng kia.
Những Chủ Điểm Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản Cần Phải Nhớ Nếu Muốn Giỏi
Hiện nay, không khó để chúng ta tìm ra được một cuốn sách hướng dẫn học ngữ pháp với những chủ điểm cơ bản. Mỗi tác giả soạn sách sẽ có một cách trình bày và thiết kệ thứ tự nội dung khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều bao gồm những chủ điểm như sau:
- 12 thì trong tiếng Anh: được sắp xếp một cách logic theo: hiện tại, quá khứ, tương lai. Trong đó, mỗi phần lại bao gồm cả đơn, tiếp diễn, hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn. Ví dụ với thì hiện tại sẽ có: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn;
- Từ loại: bao gồm động từ, danh từ, tính từ, trạng từ, giới từ…;
- Mạo từ: bao gồm mạo từ a/an và the;
- Đại từ: bao gồm đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ phản thân…;
- Sự hòa hợp giữa chủ và vị: là phần kiến thức giúp người học sử dụng đúng chủ ngữ trong trường hợp số ít, số nhiều…;
- Câu gián tiếp: Với cấu trúc và cách dùng rõ ràng để người học nắm vững kiến thức quy đổi qua lại giữa câu gián tiếp và câu trực tiếp;
- Câu điều kiện: với 5 dạng, điều kiện loại 1, điều kiện loại 2, điều kiện lại 3, điều kiện 2 – 3, điều kiện 3 – 2;
- Câu bị động: với cấu trúc chuyển đổi giữa câu chủ động và câu bị động;
- Mệnh đề quan hệ: gồm mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định;
- Câu hỏi đuôi: được ứng dụng trong ngữ cảnh cần xác định lại vấn đề;
- Liên từ: dùng để nối các câu lại để thành một câu ghép có nghĩa;
- Danh động từ: mảng kiến thức về sự kết hợp của danh từ và động từ;
Vai Trò Của Ngữ Pháp Tiếng Anh
Không phải vô cớ mà ngữ pháp được đưa vào chương trình học tiếng Anh tại các trường học. Cũng đồng thời, ngữ pháp còn là mảng chính trong các bài kiểm tra đánh giá của môn tiếng Anh. Phải chăng phần kiến thức này chiếm vị trí vô cùng quan trọng? Vậy chúng có vai trò gì trong việc học ngôn ngữ của người Việt?
Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản là nền tảng của việc học ngôn ngữ
Việc học ngữ pháp cơ bản giống như việc bạn đặt những viên gạch đầu tiên cho hành trình xây dựng khả năng ngôn ngữ của mình vậy. Những nội dung kiến thức đầu tiên này phải được hiểu rõ, nắm chắc và ghi nhớ nằm lòng thì mới có nền tảng để phát triển những kỹ năng khác.
Để nghe được, bạn phải học ngữ pháp để hiểu được cách dùng câu, xác định được câu cú rồi từ đó hiểu được nội dung. Để nói được, bạn cần có ngữ pháp thật vững để nói được một câu hoàn chỉnh. Để viết được một bức thư hoặc một bài luận bằng tiếng Anh, bạn phải có kiến thức ngữ pháp để bài viết tạo được ấn tượng cho người đọc. Trước hết là không sai ngữ pháp, điều này giống với việc bạn không được sai chính tả khi viết tiếng Việt vậy.
Ngữ pháp giúp hiểu đúng nghĩa của câu
Điều quan trọng nhất trong việc học tiếng Anh là ứng dụng được chúng trong giao tiếp. Thế nào là giao tiếp tiếng Anh tốt? Đó chính là việc khi bạn nói một câu tiếng Anh, đối phương có thể hiểu được bạn nói gì. Đồng thời, khi nghe người khác nói, bạn có thể hiểu được nội dung của câu nói đó.
Ngữ pháp cơ bản không giúp bạn nói lưu loát, nói nhanh hoặc giao tiếp giỏi nhưng lại có thẻ giúp bạn hiểu đúng nghĩa của câu. Bởi ít nhất, khi nói, trật tự các chữ trong câu phải được sắp xếp đúng ngữ pháp.
Ngữ pháp là yêu cầu thiết yếu trong một vài ngành nghề, lĩnh vực
Dù ngữ pháp không đóng vai trò trọng yếu trọng yếu trong việc giao tiếp tiếng Anh nhưng lại là yếu tố quan trọng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trước hết, đó chính là các bài thi đánh giá năng lực hoặc các chứng chỉ tiếng Anh. Nếu không nắm vững kiến thức ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao bạn sẽ không bao giờ đạt được kết quả tốt.
Tiếp đó là một vài ngành nghề đòi hỏi người học phải nắm chắc kiến thức ngữ pháp. Nổi bật nhất chính là giáo viên dạy tiếng Anh. Phải vững kiến thức thì bạn mới đủ khả năng để hướng dẫn và giảng dạy cho người khác. Ngoài ra, những ai làm trong lĩnh vực dịch thuật cũng được yêu cầu phải có trình độ ngữ pháp nhất định.
Ngữ Pháp Là Lĩnh Vực Khó “Nhằn” Nhất Trong Quá Trình Học Tiếng Anh
Hầu hết những ai học tiếng Anh đều có cùng quan điểm rằng ngữ pháp là mảng “khó nhằn” nhất. Từ những bạn học sinh cấp các cấp 1, 2, 3 đến sinh viên đại học cho đến người lớn đều có cùng cảm nhận này. Có thể nói, điều này là do ngữ pháp thường chỉ bao gồm lý thuyết, quy tắc, công thức.
Những điều này vô cùng khô khàn và có phần nhàm chán nên khiến họ mệt mỏi và chán nản khi học. Thêm vào đó, trọng lượng kiến thức ngữ pháp cơ bản khá đồ sộ nên phải mất thời gian khá lâu mới hiểu cách dùng và nắm vững tất cả. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với những người đã trưởng thành và bắt đầu học lại về tiếng anh.
Có thể nói, nếu chỉ giỏi ngữ pháp thì không đủ để bạn giao tiếp giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên nó lại là nền tảng để bạn tiếp cận những mảng kia một cách dễ dàng hơn. Đừng xem nhẹ việc nắm chắc ngữ pháp cơ bản nhé. Hy vọng với những nội dung trong bài, bạn đã có được cách học hiệu quả.