Trong khoảng thời gian còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, bạn cảm thấy tiếng anh vô cùng khó và không mấy “mặn mà” với môn học này. Đó chính là lý do cho đến hiện tại bạn đang rất cần đến một kiến thức ngoại ngữ cho việc tốt nghiệp cũng như tìm việc. Bạn mới tiếp xúc với tiếng anh trở lại? Vậy cùng tham khảo lộ trình học tiếng anh cho người mới bắt đầu dưới đây nhé!
Đặt quyết tâm học tiếng anh
Có thể nói, ở độ tuổi càng lớn thì việc học tập lại càng trở nên gian nan hơn. Đặc biệt là với chuyện học một thứ tiếng nước ngoài nào đó. Trên thực tế, mỗi người đến lúc bấy giờ sẽ có một mục đích riêng khi họ bắt đầu. Có người học để lấy chứng chỉ tiếng anh, học để giao tiếp trong công việc, học để du học nước ngoài… Hoặc chỉ đơn giản là học để có thêm kiến thức về một lĩnh vực nào đó.

Có thể nói, dù là với mục đích nào thì bạn cũng phải xác định được mục tiêu chính là gì. Đó chính là học tiếng anh, thành thạo trong việc giao tiếp tiếng anh. Khi đặt được quyết tâm cao, sẽ không có một khó khăn nào có thể chi phối đến quá trình học tập của bạn. Hoặc nếu có, bạn cũng sẽ tự mình tìm cách giải quyết và vượt qua nó.
Phân chia thời gian biểu để học tập
Việc sắp xếp thời gian học tập một cách hợp chiếm vị trí khá quan trọng trong quá trình học tập. Bởi lẽ, não bộ của mỗi người sẽ có một khoảng thời gian nhất định để có thể tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách tốt nhất. Chưa kể đến những cá nhân bận rộn với công việc hoặc học tập những bộ môn khác.
Đối với việc học tiếng anh cho người mới bắt đầu, có lẽ dành thời gian nhiều một chút cũng là điều dễ hiểu. Theo đó, nên sắp xếp học tập ngoại ngữ trong thời gian ít nhất là 2 tiếng mỗi ngày.

Một lời khuyên bổ ích dành cho các bạn chính là phân chia rõ ràng nội dung sẽ học theo từng ngày. Có như vậy, bạn mới có thể nắm được tình hình tiếp thu kiến thức của mình đến đâu. Đồng thời, đặt ra mục tiêu hoàn thành từng nội dung một theo từng ngày. Về sau, khi tổng kết lại, bạn có thể dễ dàng lọc ra những vấn đề mà mình còn chưa tập trung kỹ càng.
Có một điều ngoại lệ chính là ở việc học nghe và học nói tiếng anh. Hai vấn đề này dường như không buộc phải sắp xếp thời gian cụ thể. Bởi luyện tập chúng bất cứ khi nào bạn rảnh mới là lựa chọn tối ưu nhất. Tải ứng dụng Bitu để được lên lịch, sắp xếp thời gian biểu học tiếng Anh phù hợp.
Bổ sung kiến thức nền tảng
Sau hai bước đầu về mặt tình thần và về mặt thời gian là lúc bạn cần “lên dây cót” tinh thần, bắt tay vào nội dung chính của vấn đề. Đó chính là tiếp nhận, bổ sung mọi kiến thức cơ bản nhất của môn tiếng anh.
Bất cứ điều gì cũng vậy, mọi thứ phải bắt đầu từ con số 0, từ những thứ cơ bản nhất, đơn giản nhất. Khi bạn có một cái nền vững chắc, đó sẽ là bước đệm để bạn đạt đến những trình độ cao hơn trong tiếng anh. Chúng ta có 3 vấn đề nền tảng mà không ai có thể bỏ qua nếu muốn học tốt ngôn ngữ này.
Học ngữ pháp
Từ trước đến nay, việc học ngữ pháp vẫn luôn là vấn đề nổi trội với nhiều luồng ý kiến xoay quanh. Có ý kiến cho rằng, học được ngữ pháp thì mới có nền tảng để tiếp tục phát triển thêm kỹ năng mặc dù nó khá khô khan và khó tiếp thu. Có ý kiến lại cho rằng, ngữ pháp không thể giúp mọi người học tốt tiếng anh mà còn khiến họ mất thời gian.

Có thể nói, dù tiếng anh khá khô khan và khó học nhưng nó luôn là nền tảng vững chắc nhất cho việc học ngoại ngữ. Bởi ở ngữ pháp có toàn bộ kiến thức bổ trợ cho các kỹ năng khác. Từ cách thành lập câu, từ loại, cách hiểu đúng nghĩa của câu… Phải nắm chắc những điều này trong ngữ pháp thì bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học nghe, nói, đọc và viết.
Hơn thế, ngữ pháp lại càng quan trọng hơn trong việc viết tiếng anh. Trong bài khiến, người ta sẽ chú trọng cách dùng câu từ, dùng từ vựng. Vậy liệu khi bạn không học ngữ pháp thì có nắm chắc những vấn đề này không? Có thể để nói tiếng anh tốt và nghe tốt thì bạn không cần tới ngữ pháp. Nhưng để có kết quả thi chứng chỉ tốt, bạn phải cần đến nó.
Học phát âm
Để chuẩn bị cho việc học nói và nghe tiếng anh thì phát âm là vấn đề trước nhất cần phải quan tâm. Học phát âm không cần tốn quá nhiều thời gian nhưng cần phải có sự tập trung đúng từng âm tiết một. Có như vậy mới hình thành thói quen phát âm đúng, chuẩn về sau không cần phải sửa lỗi phát âm.

Học từ vựng
Cũng giống như ngữ pháp, từ vựng sẽ đóng góp rất nhiều cho việc phát triển các skill tiếng anh của bạn. Có từ vựng bạn sẽ không gặp vấn đề khi giao tiếp tiếng anh, khi viết luận cũng như khi làm bài thi reading. Ngoài ra, có vốn từ vựng tốt cũng sẽ giúp bạn tự tin với phần nghe của mình, đảm bảo bạn có thể nghe và hiểu được hết những gì người khác nói.

Bổ sung kỹ năng
Sau khi có được kiến thức nền, việc tiếp theo là bồi đắp kỹ năng để ứng dụng tiếng anh vào trong thực tế đời sống. Đặc biệt với những bạn có mục tiêu học tiếng anh để thi chứng chỉ thì lại càng cần phải bồi dưỡng các kỹ năng này.

Mỗi cá nhân sẽ có một cách rèn luyện khác nhau. Thông thường, mọi người sẽ tham khảo nhiều cách, thử áp dụng chúng và đánh giá hiệu quả, xem liệu cách đó có hợp với bản thân mình hay không. Bạn có thể tham khảo những phương pháp học tiếng anh cho người mới bắt đầu với từng kỹ năng dưới đây:
- Nghe (listening): Lời khuyên duy nhất cho những ai học tiếng anh muốn nghe tốt là nghe mọi lúc mọi nơi. Kết hợp cả nghe chủ động và nghe thụ động. Nghe chủ động là luyện những bài hội thoại, những đoạn audio có kèm bài tập. Nghe thụ động là nghe mọi lúc mọi nơi, nghe khi giải trí. Ban đầu, chỉ nên nghe cấp độ dễ, đảm bảo rằng hiểu tất cả nội dung rồi mới tăng dần cấp độ;
- Nói (speaking): Để luyện nói, có rất nhiều phương pháp: luyện nói trước gương, luyện nó bằng cách ghi âm bài nói, luyện nói cùng bạn học, luyện nói với người nước ngoài… Điểm mấu chốt là bạn phải nói thường xuyên, tự tin nói và không sợ nói sai, nói dở;
- Đọc (reading): Để đọc tốt, người học cần có kiến thức ngữ pháp và từ vựng tốt. Ngoài ra, họ còn cần phải luyện tập khả năng đọc nhanh, hiểu nghĩa và phân tích câu. Điều này hoàn toàn có thể cải thiện trong quá trình làm các bài thi thử phần reading;
- Viết (writing): Như đã đề cập trước đó, ngữ pháp rất quan trọng với phần reading. Đây còn được xem như là kỹ năng khó nhất bởi nó là sự tổng hợp của các kỹ năng còn lại: khả năng suy luận, sử dụng ngữ pháp, vận dụng hiểu nghĩa của câu… Cách tốt nhất là viết thật nhiều và nhờ người có trình độ tốt chấm điểm bài viết của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện viết bằng cách viết nhật ký bằng tiếng anh.
>>> Xem thêm: một số kênh luyện nghe tiếng anh giao tiếp mp3
Biến tiếng anh thành điều không thể thiếu trong đời sống
Một tư tưởng giúp bạn học tiếng anh nhưng không nản và không thấy chán chính là biến nó thành một điều không thể thiếu trong đời sống. Tức phải tiếp xúc với tiếng anh mọi lúc mọi nơi theo nhiều hình thức khác nhau. Nếu cảm thấy việc học lý thuyết có phần nhàm chán thì thay đổi không khí bằng những bài hát, bộ phim, show truyền hình tiếng anh.

Khi đã trở thành một phần cuộc sống bạn sẽ có cách tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, không o ép và áp lực. Cũng từ đó, cách bạn sử dụng tiếng anh cũng sẽ tự nhiên hơn, thoải mái giao tiếp. Ngoài ra, không nên chỉ nghĩ học tiếng anh chỉ là để thi lấy chứng chỉ nhé! Hãy nghĩ rằng bạn học để sử dụng nó.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều gợi ý về lộ trình học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Có thể bạn sẽ phù hợp với phương thức này, cũng có thể bạn sẽ phù hợp với phương thức khác như điểm mấu chốt đều đã được nêu trên đây. Hy vọng bạn sẽ có cho mình một kế hoạch học tập hiệu quả và một kết quả tiếng anh tốt nhé!