Một trong những mảng kiến thức quan trọng nhưng cũng khó “nhằn” nhất đối với các bạn học giao tiếp tiếng Anh chính là passive voice. Bài viết này sẽ tổng hợp toàn bộ những kiến thức về câu bị động một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Từ đó giúp các bạn có thể chinh phục được mọi dạng bài tập passive voice.
Định nghĩa về passive voice
Passive voice hay còn gọi là câu bị động. Nếu như ở câu chủ động, chúng ta nhấn mạnh đến chủ thể gây ra hành động. Thì đối với câu bị động, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến chủ thể chịu tác động của chủ ngữ.

Câu bị động sẽ được viết lại dựa vào câu chủ động. Như vậy, thì của câu bị động cũng sẽ phụ thuộc vào câu chủ động. Tuy nhiên, tất cả đều theo một cấu trúc chúng là: S + tobe + V-ed/V3.
Nguyên tắc chuyển câu chủ động sang câu bị động
Có thể nói, phần kiến thức này khá nhiều, khó hiểu và đòi hỏi người học phải cực kỳ tập trung, nắm vững cách chuyển câu. Chỉ cần nắm vững nguyên tắc, vận dụng tốt thì sẽ không một dạng bài tập passive voice nào có thể khiến bạn “bó tay”.

Nguyên tắc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động như sau:
- Xác định tân ngữ trong câu chủ động, biến nó thành chủ ngữ của câu bị động => Tìm hiểu thêm về tân ngữ trong tiếng Anh.
- Xác định chủ ngữ của câu chủ động, chuyển đổi nó thành tân ngữ của câu bị động. Khi chuyển phải thêm “by” để biểu thị hành động được thực hiện bởi ai/cái gì.
- Xác định thì của câu chủ động rồi chuyển đổi thì về câu bị động theo hình thức của công thức chung.
- Cuối cùng là viết thành câu hoàn chỉnh.
Cấu trúc các dạng câu passive voice
Với bao nhiêu thì trong tiếng Anh, chúng ta sẽ có bấy nhiêu dạng chuyển đổi thành thì của câu bị động. Cấu trúc của các dạng này cụ thể như sau:
Thì tiếng Anh | Dạng chủ động | Dạng bị động |
Thì hiện tại đơn | S + V(s/es) + O
ví dụ: she buys this pen |
S + is/am/are + V3/Ved ( + by O)
Ví dụ: This pen is bought by her |
Thì hiện tại tiếp diễn | S + is/am/are + V-ing + O
Ví dụ: She is buying this pen |
S + is/am/are + being + Ved/V3 (+ by O)
Ví dụ: This pen is being bought by her |
Thì quá khứ đơn | S + V-ed/V2 + O
Ví dụ: She bought this pen |
S + was/were + V-ed/V3 (+ by O)
Ví dụ: This pen was bought by her |
Thì quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing + O
Ví dụ: She was buying this pen |
S + was/were + being + V-ed/V3 ( + by O)
Ví dụ: This pen was being bought by her |
Thì hiện tại hoàn thành | S + have/has + V-ed/V2 + O
Ví dụ: She has bought this pen |
S + have/has + been + V-ed/V3 ( + By O)
Ví dụ: This pen has been bought by her |
Thì quá khứ hoàn thành | S + had + V-ed/V3 + O
Ví dụ: She had bought this pen |
S + had been + V-ed/V3 ( + by O)
Ví dụ: This pen had been bought by her |
Thì tương lai đơn | S + will + V + O
Ví dụ: She will buy this pen |
S + will be + V-ed/V3 ( + by O)
Ví dụ: This pen will be buy by her |
Thì tương lai gần | S + be going to + V + O
Ví dụ: She is going to buy this pen |
S + be going to + be + V-ed/V3 ( + by O)
Ví dụ: This pen is going to be bought by her |
Thì tương lai hoàn thành | S + will have + V3 + O
Ví dụ: She will have bought this pen |
S + will have been + V-ed/V3 ( + by O)
Ví dụ: She will have been bought by her |
Động từ khiếm khuyết | S + Modal Verb + V -inf + O
Ví dụ: She can buy this pen |
S + modal verb + be + V-ed/V3 ( + by O)
Ví dụ: This pen can be bought by her |
Những điểm lưu ý khi làm bài tập passive voice
Được mệnh danh là mảng kiến thức với chuỗi những vấn đề khá khó đối với nhiều bạn học sinh/sinh viên. Chính vì vậy, passive voice rất thường được đưa vào các bài tập kiểm tra đánh giá với nhiều dạng khác nhau. Để có thể hoàn thành tốt được những bài tập passive voice một cách tự tin nhất, các bạn cần nắm được những điểm lưu ý sau:

- Những chủ ngữ trong các câu chủ động có dạng như: people, someone, somebody, everyone, anyone thì khi chuyển sang câu bị động có thể lược bỏ;
- Trong câu có hai tân ngữ thì khi chuyển thành câu bị động, cần nhấn mạnh tân ngữ nào thì đưa tân ngữ đó làm chủ ngữ của câu. Tân ngữ còn lại là tân ngữ gián tiếp, thường được kết nối bởi những giới từ như: “of”, “for”, “to”…
- Nếu người hoặc vật ở câu chủ động trực tiếp thực hiện hành động thì khi chuyển sang câu bị động sẽ dùng “buy”. Nếu gián tiếp thực hiện hành động thì dùng “with”;
- Dạng bị động của câu trần thuật có cấu trúc: S + be + V-ed/V3 + to V hoặc It + be + V-ed/V3 + that + S + V;
- Dạng bị động hỏi có cấu trúc: Trợ động từ + S + V-ed/V3 (+ by O) ?
- Dạng bị động của câu nhờ vả có cấu trúc: S + have st + V-ed/V3 (+ by O) hoặc S + be made + to V ( + by O) hoặc S + get st + V-ed/V3 ( + by O).
Trên đây là những nội dung trọng tâm nhất về ngữ pháp liên quan đến câu bị động mà bạn cần nắm vững để làm tốt bài tập passive voice. Chúc bạn học tập thật tốt và có được kết quả như ý trong quá trình học tập và luyện giao tiếp tiếng Anh.